Bài 1: Giới thiệu TypeScript
Danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất:
Nguồn trích dẫn: https://pypl.github.io/PYPL.html
Với bảng xếp hạng cho đến thời điểm viết bài, chúng ta thấy được JavaScript vẫn là một trong những ngôn ngữ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm, chính vì vậy mà TypeScript ra đời. TypeScript có lẽ vẫn còn là một khái niệm mới, ít phổ biến đối với các bạn sinh viên ngành IT, đối với các bạn không chuyên lập trình thì lại càng “chưa nghe thấy bao giờ”. Tuy nhiên sau khi chúng ta đã là một FrontEnd (FE) hay một BackEnd (BE) developer rồi thì TypeScript sẽ là lựa chọn tốt để bổ sung, gia tăng độ master trong mảng FE hay BE của anh em đó nhé, ngoài ra cũng rất tốt cho những anh em nào có mong muốn trở thành một FullStack developer. Dù muốn hoặc không chúng ta đều có cơ hội thấy được TypeScript sử dụng trong những dự án có quy mô cực lớn, được kết hợp trong những JavaScript Framework. Với các anh em FE sẽ sử dụng TypeScript trong ReactJS, VueJS, AngularJS – tại thời điểm này thì 3 ông thần này chiếm spotlight nhất trên báo đài tuyển dụng FE rồi :)). Còn với anh em BE làm việc với NodeJS sẽ sử dụng thường xuyên trong ExpressJS, NestJS. Sẽ để một sơ đồ cơ bản ở cuối bài để anh em nào chưa rõ sẽ hình dùng được lộ trình học tập, định hướng nghề nghiệp của bản thân rõ ràng hơn nhé. Chúng ta sẽ tiếp tục nói về TypeScript – một ngôn ngữ kịch bản dựa trên JavaScript nhưng lại hỗ trợ rất tốt cho hướng đối tượng, được tạo ra bởi Microsoft nhưng lại cấp giấy phép nguồn mở,… Còn những điều gì thú vị đằng sau ngôn ngữ này nữa? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay thôi.
1.TypeScript là gì?
TypeScript là một ngôn ngữ kịch bản (script) mã nguồn mở do Microsoft phát triển, kế thừa từ nền tảng của JavaScript.
2. Cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về TypeScript
Với cách định nghĩa trên thì TypeScript cũng được xem như một phiên bản nâng cao của JavaScript. Vậy nâng cao ở đâu?
TypeScript được bổ sung những tùy chọn kiểu dữ liệu tĩnh (static type) và các lớp hướng đối tượng, nó bao hàm cả ES6(ECMAScript 6 2015) – phiên bản mới nhất của Javascript.
TypeScript có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy được ở cả client-side và server-side.
Với những anh em developer đã từng làm việc với Javascript chắc anh em cũng hiểu được những khó khăn khi lập trình với nó. Tính mở trong việc sử dụng biến gây khó khăn trong việc kiểm soát sự thay đổi. Về cơ bản thì Javascript có hỗ trợ OOP nhưng khi áp dụng thì lại rất khó khăn bởi cách triển khai code không hề đơn giản so với những ngôn ngữ lập trình bậc cao khác như Java, C#,…
Anh em có thấy thắc mắc tại sao nói về TypeScript mà cứ lấy JavaScript ra làm cột mốc không nhỉ? [Sao anh cứ ra dẻ :))] Nói gì thì nói bản chất của TypeScript vẫn là JavaScript nhé anh em. Sau cùng, chức năng của TypeScript cũng chỉ là để biên dịch về JavaScript, nó không phải là một ngôn ngữ có thể vận hành độc lập và đồng thời cũng không thể thay thế được vai trò của JavaScript. Chức năng của TypeScript bị giới hạn bởi chức năng của JavaScript, TypeScript chỉ là được nâng cấp từ điểm yếu của JavaScript mà thôi.
TypeScript được biên dịch tạo ra các đoạn mã JavaScript nên mới có thể chạy bất kì ở đâu miễn ở đó có hỗ trợ biên dịch Javascript. Ngoài ra anh em lập trình có thể sử dụng trộn lẫn cú pháp của Javascript vào bên trong TypeScript, điều này giúp các lập trình viên tiếp cận TypeScript dễ dàng hơn.
Trước khi TypeScript ra đời, cũng có một số thư viện như CoffeScript và Dart được phát triển bởi Google, tuy nhiên điểm yếu là hai thư viện này sử dụng cú pháp mới hoàn toàn. Do đó, tuy ra đời sau nhưng TypeScript vẫn đang nhận được sự phản hồi tích cực từ các lập trình viên.
So sánh mức độ quan tâm trên Google Trending
Ngoài lề:
Lộ trình cơ bản để anh em định hướng nghề nghiệp của bản thân nhé. Tuy nhiên học thì không bao giờ là đủ, đối với các bạn sinh viên, người chuyển ngành chúng ta chưa có kinh nghiệm vì vậy hãy học theo lộ trình rõ ràng, tránh học lan man đả động đến những kiến thức chưa phù hợp với mức độ hiểu biết của bản thân tại thời điểm hiện tại sẽ làm bản thân mất phương hướng. Các bạn nắm chắc được những kiến thức dưới đây đều có thể tìm được một vị trí Internship, Fresher rồi :))
Lộ trình cơ bản cho FE, BE và FullStack
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!