Kịch bản kiểm thử – Test Scenario
Test Scenario tuy không còn mới mẻ nhưng không ít người còn mơ hồ về khái niệm này. Vậy Kịch bản kiểm thử – Test Scenario là gì? Tại sao phải tạo Test Scenario? Cách tạo Test Scenario như thế nào? Hãy đọc bài viết này nhé.1. Kịch bản kiểm thử – Test Scenario là gì?
Kịch bản kiểm thử – Test Scenario bao gồm tất cả các chức năng có thể được kiểm thử. Test Scenario cũng được gọi là Test Condition hoặc Test Possibility. Là một tester, bạn có thể đặt mình vào vị trí của người dùng cuối và tìm ra các tình huống trong thực tế và các trường hợp có thể xảy ra của ứng dụng đang được kiểm thử.
Kịch bản kiểm thử – Test Scenario là gì ?
Kiểm thử kịch bản là một biến thể của Kiểm thử phần mềm trong đó Kịch bản được sử dụng để kiểm thử. Các kịch bản giúp dễ dàng kiểm thử các hệ thống phức tạp.
Ví dụ 1: Kịch bản kiểm thử cho đặt chỗ chuyến bay
Đối với ứng dụng Đặt chỗ chuyến bay, một số kịch bản kiểm thử như sau:
Kiểm thử kịch bản 1: Kiểm thử chức năng đăng nhập
Kịch bản kiểm thử 2: Kiểm thử xem Đơn hàng mới có thể được tạo không
Kịch bản kiểm thử 3: Kiểm thử xem Đơn hàng hiện tại có thể được mở không
Kiểm thử kịch bản 4: Kiểm thử xem người dùng có thể đặt hàng FAX không
Kịch bản kiểm thử 5: Kiểm thử xem thông tin được hiển thị trong phần HELP có chính xác không
Kiểm thử kịch bản 6: Kiểm thử xem thông tin được hiển thị trong phần ABOUT, như version, programmer name, copy right… thông tin phải hiển thị chính xác
Ngoài những kịch bản trên, còn có các kịch bản như sau:
- Cập nhật đơn hàng
- Xóa đơn hàng
- Kiểm tra báo cáo
- Kiểm tra bản đồ
Chúng ta đã biết kiểm thử tất cả là không thể. Giả sử bạn chỉ có thời gian để thực hiện 4 trong số 6 kịch bản trên, trong đó có hai kịch bản ưu tiên thấp hơn trong sáu kịch bản sẽ bị loại bỏ, bạn sẽ lựa chọn kịch bản nào?
Chắc chắn hầu hết các bạn sẽ đoán được kịch bản 5 và 6 vì chúng không phải là chức năng cốt lõi của ứng dụng, do đó không được ưu tiên kiểm thử.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!